Tự học online

Forum Tổ hợp và toán rời rạc

Bài tập 191: Vài bài toán thực tế
1)Một tứ giác lồi có độ dài bốn cạnh là các số nguyên sao cho ba số bất kì chia hết cho số còn lại. Chứng minh rằng tứ giác đó có ít nhất hai cạnh bằng nhau (Trích đề thi vào lớp 10 chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, năm học 2012-2013) HD: Có thể dùng phương pháp chứng minh phản chứng
2)Cho một đa giác đều 50 đỉnh. Người ta ghi lên mỗi đỉnh của đa giác số 1 hoặc số 2. Biết rằng có 20 đỉnh ghi số 1,  30 đỉnh ghi số 2 và các số trên 3 đỉnh liên tiếp bất kì không đồng thời bằng nhau. Hãy tính tổng của tất cả các tích 3 số trên ba đỉnh liên tiếp của đa giác trên.
Giải thích đề: Giả sử đặt tên các đỉnh của đa giác là: \[{A_1},{A_{2,}}{A_3},...,{A_{50}}\].
Tính tổng: \[({A_1}{A_2}{A_3}) + ({A_2}{A_3}{A_4}) + ... + ({A_{49}}{A_{50}}{A_1}) + ({A_{50}}{A_1}{A_2})\]
-Xét quy luật các số hạng của tổng trên, đặt ẩn, đưa về hệ phương trình
1)Giả sử không có 2 cạnh nào của tứ giác bằng nhau. Gọi độ dài các cạnh là a,b,c,d với a,b,c,d \[ \in {N^*}\]  và \[a > b > c > d\].
Vì tứ giác lồi nên ta có \[a < b + c + d < 3a \Rightarrow 2a < a + b + c + d < 4a\]  Mà  \[a + b + c + d \vdots a \Rightarrow a + b + c + d = 3a\]
Tương tự, ta đặt: \[a + b + c + d = mb;\,\,\,a + b + c + d = nc\,\,\,(m,n \in {N^*}) \Rightarrow 3a = mb = nc\]
Do \[a > b > c \Rightarrow n > m > 3 \Rightarrow m \ge 4;\,\,n \ge 5\]
Mặt khác, ta có: \[3(a + b + c + d) = 3a + mb + nc \ge 3a + 4b + 5c \Rightarrow \left( {b - d} \right) + 2\left( {c - d} \right) \le 0\]  (Vô lí)
Vậy có ít nhất hai cạnh của tứ giác bằng nhau.

2)Trích đề tuyển sinh lớp 10 ĐHSP TPHCM năm học 2014-2015:
Giả sử đặt tên các đỉnh của đa giác là: \[{A_1},{A_{2,}}{A_3},...,{A_{50}}\].
Tính tổng: \[({A_1}{A_2}{A_3}) + ({A_2}{A_3}{A_4}) + ... + ({A_{49}}{A_{50}}{A_1}) + ({A_{50}}{A_1}{A_2})\]
Tổng trên có 50 số hạng mà mỗi số hạng rơi vào một trong hai loại sau:
-Loại 1: Mỗi bộ có hai số 1 và một số 2
-Loại 2: Mỗi bỗ có một số 1 và hai số 2
Gọi a là số bộ loại 1 và b là số bộ loại 2. Ta suy ra:
-Trong bộ loại 1 có 2a số 1 và a số 2. Trong bộ loại 2 có b số 1 và 2b số 2.
Tổng số đỉnh bằng 1 trong cả 2 bộ là: 2a + b và tổng số đỉnh bằng 2 là: a + 2b. Tuy nhiên vì mỗi đỉnh xuất hiện 3 lần nên ta có hệ:
\[\left\{ \begin{array}{l}
 2a + b = 60 \\
 a + 2b = 90 \\
 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 a = 10 \\
 b = 40 \\
 \end{array} \right.\]
-Mỗi tích của một số hạng thuộc bộ loại 1 là 1.1.2 = 2 và thuộc bộ loại 2 là 1.2.2 = 4
Vậy tổng cần tính là: 10.2+4.40 = 180
ID Nội dung Bình luận
1 Giải các hệ phương trình sau 6
2 Phương trình nghiệm nguyên 2
3 Vài bài toán cực trị 3
4 Chuyên đề giải Phương trình 1 14
5 Một số bài tập áp dụng Cauchy cho các biểu thức đồng bậc 3
6 Cực trị 1 5
7 Một số bài tập về bất đẳng thức 2
8 Lý thuyết và bài tập áp dụng BĐt Cauchy cho các biểu thức đồng bậc 5
9 Vài bài toán số học 10
10 Hình học 4
11 Rút gọn biểu thức 13
12 Một số bài tập về cực trị 4
13 Rút gọn biểu thức 2 6
14 Rút gọn biểu thức 3 3
15 Chứng minh số hữu tỉ 4
16 Rút gọn, tính giá trị biểu thức 7
17 Một số bài về phương trình nghiệm nguyên 9
18 Rút gọn, tính giá trị biểu thức 6
19 Ứng dụng Vi-et 1
20 Them thu 1 bai tap vao muc Van tieng viet 2
21 Vài bài toán số học (số nguyên tố) và toán rời rạc 6
22 Tính giá trị biểu thức, chứng minh đẳng thức 10
23 Chuyên đề 1: Quy tắc đếm 3
24 Vài bài toán thực tế 2
25 Vận dụng phương pháp chứng minh quy nạp 6
26 Bất đẳng thức, cực trị 9
27 Ôn lại các kĩ thuật BĐT Cauchy 3
28 Thử 1 bài nháp 0
29 Thử bài nữa 1
30 Bài tập thử 1
31 Thử đăng một bài 0
32 Soạn lại 1
33 bài tập nâng cao 2
34 TIẾN DANH SOẠN 1 BÀI 1
35 Thử 1 bài 2
36 Danh soạn 0
37 Linh soan thư 1 bài tập 2
38 THANH HOÀNG LÀM THỬ 1
39 Trâm soạn 1
40 Vân thử 1 bài 0
41 BÀI 3 TRANG 62 1
42 BÀI 4 TRANG 63 5
43 BÀI 1 TRANG 65 (ỨNG DỤNG BẤT ĐẲNG THỨC CAUCHY) 9
44 BÀI TẬP 2 TRANG 62 7
45 BÀI 6 TRANG 67 (ỨNG DỤNG BẤT ĐẲNG THỨC CAUCHY) 2
46 Bài 1/ 61 10
47 Bài 4/ 63 5
48 BÀI 2 TRANG 66 4
49 bài 1 1
50 BÀI 7 TRANG 68 (ỨNG DỤNG BẤT ĐẲNG THỨC CAUCHY) 11
51 Bài 7/65 4
52 MỘT SỐ DẠNG HAY VÀ KHÓ RÚT GỌN BIỂU THỨC (TRANG 52) 12
53 TOÁN THỰC TẾ 2
54 5 tips hữu ích để học hình học không gian một cách hiệu quả 0
55 thử 0
56 Luyện tập về phương trình vô tỉ 10
57 Luyện tập về phương trình vô tỉ 2 10
58 Luyện tập về phương trình vô tỉ 3 2
59 Ôn tập BĐT Cauchy 0
60 Ôn tập: Phương trình 0
61 Ôn tập BĐT 7
62 Như Huỳnh test thử 4

Các User đã xem: Nguyễn Phúc Thịnh1 Ngô Vũ Thanh Hoàng3

Lưu ý!  Để tham gia bình luận bạn phải đăng kí thành viên và đăng nhập!